Các loại hình nghệ thuật đặc sắc tiêu biểu của Việt Nam

Nghệ thuật dân gian luôn là linh hồn của văn hóa từng vùng miền của dân tộc Việt Nam. Có thể nói nước ta là quốc gia có rất nhiều loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo và đặc sắc. Cùng tìm hiểu tổng quan về các loại hình nghệ thuật tiêu biểu của dân gian Việt Nam qua các thông tin sau đây nhé!

1. Chèo

Được ra đời và phát triển từ thế kỷ thứ X, cho đến nay, chèo vẫn là loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc, nổi tiếng của dân tộc Việt. Đa số các vở chèo thường được dựng lên dựa theo các câu chuyện dân gian, truyện cổ tích, tích cổ truyền miệng để thể hiện nhưng giá trị nhân văn, răn dạy đức tính, cách ứng xử của con người,… qua các tác phẩm đó.

Quan Âm Thị Kính là một vở chèo nổi tiếng của nghệ thuật sân khấu chèo

2. Đờn ca tài tử

Đây là loại hình nghệ thuật dân gian điển hình, đặc sắc của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, cho đến nay đã có lịch sử phát triển hơn 100 năm.

Với các loại nhạc cụ dân tộc như: đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu, kết hợp với đàn và ca hát, đây là hình thức giải trí phổ biến của người dân sông nước trong những ngày cuối tuần, dịp lễ Tết,…

3. Ca trù

Đây là loại hình nghệ thuật điển hình, hình thức dân gian đặc trưng của người dân Việt miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Ca trù là hình thức biểu diễn biến tấu từ các tác phẩm văn chương dân gian nổi tiếng, hát theo thể phú, thể truyện, thể ngâm, hát nói để truyền tải những nội dung đặc sắc.

Hình thức nghệ thuật này đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể nhân loại hồi tháng 10/2009.

Một tiết mục biểu diễn ca trù đặc sắc

4. Tuồng

Tuồng hay còn được gọi là hát bộ, hát bội, đây là loại hình nghệ thuật đặc trưng của người dân miền Trung Việt Nam. Đa phần các vở tuồng đều tái hiện lại câu chuyện của các nhân vật lịch sử, tấm gương tận trung báo quốc, hay thể hiện những câu chuyện ý nghĩa về gia đình và tình yêu tổ quốc.

Do đó, nghệ thuật biểu diễn này thường mang âm hưởng rất hùng tráng, có sự đầu tư từ diễn xuất, trang phục và hóa trang đầy tính đặc trưng.

5. Hát xoan

Hát xoan là loại hình nghệ thuật đặc trưng của vùng Đất Tổ – Phú Thọ. Không chỉ thể hiện được nét đặc trưng của nhu cầu tín ngưỡng cộng đồng, mà cũng được đánh giá cao, qua vẻ đẹp của Ca nhạc, hát, múa minh họa.

Hát xoan Phú Thọ – loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc của dân tộc Việt

6. Dân ca quan họ Bắc Ninh

Đây là làn điệu dân ca thấm đượm nét độc đáo của tỉnh Bắc Ninh. Qua lời ca tiếng hát đối đáp giữa các cặp đôi nam nữ, về những đề tài như: tình yêu, lòng yêu nước, yêu dân tộc,… với tiếng ca ngọt ngào, da diết, xua tan mọi mỏi mệt của người dân lao động trong những ngày lễ Tết, nghỉ ngơi.

7. Múa rối nước

Ngoài nghệ thuật hát Chèo, thì còn một loại hình nghệ thuật nữa gắn liền với vùng Đồng bằng Bắc Bộ,đó là múa rối nước.

Với sân khấu là dưới nước, qua các hình tượng con rối như: anh nông dân, chú trâu cày, con hổ, tiều phu,…kể lại các câu chuyện kể dân gian theo góc độ rất đặc sắc mang đậm âm sắc truyền thống dân tộc Việt.

Đây là hình thức được người nước ngoài rất quan tâm, đánh giá cao, vì không chỉ gần gũi, thân thương với người dân, kể các câu chuyện theo góc nhìn đặc biệt. Mà còn là hình thức biểu diễn rất thú vị, mới lạ.

Một buổi biểu diễn múa rối nước – loại hình nghệ thuật đặc sắc

Lời kết

Trên đây là những loại hình nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc trong văn hóa dân gian người Việt đã được lưu truyền và phát triển từ ngàn đời nay. Giờ đây đã là những nét đẹp văn hóa, nghệ thuật đặc trưng được bạn bè Quốc tế nhớ đến khi nhắc đến Việt Nam chúng ta.

 

Bài viết được đề xuất

Facebook
Twitter
YouTube
Instagram
Tiktok